Tips Tắm Mèo Con Sợ Nước Đơn Giản Tại Nhà Chuẩn Spa

Mèo được biết đến với thói quen ưa sạch sẽ và thích chải chuốt. Với lưỡi có những móc nhỏ và nước bọt chứa chất khử khuẩn, chúng thường có thể giữ cho mình luôn sạch sẽ mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, đôi khi, mèo của bạn có thể cần được giúp đỡ để giữ sạch sẽ bằng việc tắm rửa cùng với sữa tắm. Nếu mèo của bạn bị dính một thứ gì đó nguy hiểm, có mùi hôi, bết lông, hoặc nếu chúng đã nhiễm một số ký sinh trùng, ve, nấm, thì bạn nên tắm cho các bé. Dưới đây là cách tắm cho mèo đặc biệt là mèo con giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn cũng như sản phẩm an toàn cho mèo. Hãy cùng Pet Wow tìm hiểu nhé!

Tại sao mèo lại sợ nước

Tại sao mèo lại sợ nước
Tại sao mèo lại sợ nước

Mèo thường sợ nước do nhiều lý do, bao gồm:

Bản năng tiến hóa: Tổ tiên của mèo hoang sống ở vùng khô hạn như sa mạc và thảo nguyên, nơi nước không phải là môi trường quen thuộc. Vì vậy, mèo không có sự thích nghi tự nhiên với nước như một số loài động vật khác.

Bộ lông không chống nước: Lông mèo không có lớp dầu chống thấm như chó, nên khi bị ướt, lông mèo trở nên nặng nề, mất khả năng giữ ấm và gây khó chịu. Điều này làm chúng cảm thấy bất an và dễ bị tổn thương.

Trải nghiệm tiêu cực: Nếu mèo từng bị ép tắm hoặc rơi vào nước khi còn nhỏ, chúng có thể phát triển nỗi sợ và ác cảm với nước.

Giác quan nhạy cảm: Nước có thể ảnh hưởng đến khứu giác của mèo, làm mất đi các mùi tự nhiên mà chúng dùng để định vị và giao tiếp. Ngoài ra, âm thanh nước chảy cũng có thể khiến mèo giật mình.

Mất kiểm soát: Khi bị ướt, mèo cảm thấy mất tự chủ vì nước hạn chế sự di chuyển linh hoạt của chúng. Điều này tạo ra cảm giác bất an và lo lắng.

Tuy nhiên, không phải tất cả mèo đều sợ nước! Một số giống như Maine Coon, Bengal, Turkish Van lại thích nước và thậm chí còn thích bơi.

Cách tắm cho mèo đơn giản tại nhà

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách tắm cho mèo đơn giản tại nhà chuẩn spa, hãy tham khảo ngay phía dưới đây về hướng dẫn đầy đủ từ Pet Wow.

Bước 1. Cắt móng chân cho mèo

Bước 1. Cắt móng chân cho mèo
Bước 1. Cắt móng chân cho mèo

Móng vuốt của mèo là một trong những hình thức vũ khí bảo vệ chính của boss. Nếu bé mèo cảm thấy khó chịu hoặc hoảng sợ có thể cào bất cứ ai gần đó, kể cả bạn, trong suốt thời gian tắm.

Vết xước của mèo có thể dễ dàng khiến bạn bị nhiễm trùng vì vậy tốt nhất là bạn nên cắt tỉa và mài móng cho boss trước khi tắm để nếu lỡ có bị vào trúng cũng không gây xước da.

Bước 2. Chải lông cho mèo trước

Bước 2. Chải lông cho mèo trước
Bước 2. Chải lông cho mèo trước

Mèo thường xuyên rụng lông và xuyên suốt cả năm và đặc biệt cực kỳ nhiều vào mùa rụng lông. Phần lông thừa đó sẽ làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước của nhà bạn và sẽ khiến việc vệ sinh cho mèo sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nếu có thể, hãy chải lông cho mèo thật kỹ để loại bỏ lông thừa trước khi bắt đầu quá trình tắm. Bạn cũng có thể đặt bông gòn nhẹ nhàng vào tai chúng để nước không chảy vào tai mèo.

Bước 3. Làm tiêu hao năng lượng của mèo

Bước 3. Làm tiêu hao năng lượng của mèo
Bước 3. Làm tiêu hao năng lượng của mèo

Mèo thường không thích bị ướt nước nên việc một bé mèo tràn đầy năng lượng sẽ phản đối việc tắm nhiều hơn bằng cách vùng vẫy, cào cấu hay cắt xé nhiều hơn. Lên lịch tắm vào thời gian mèo mệt và dễ chịu như sau một thời gian dài chơi đùa với đồ chơi dành cho mèo (đặc biệt là cần câu mèo) hoặc một số loại catnip. Nếu bạn có thể lên lịch tắm cho mèo để người khác ở bên cạnh giúp đỡ thì càng tốt.

Bước 4. Cần thảm hoặc bề mặt chống trơn trượt

Bước 4. Cần thảm hoặc bề mặt chống trơn trượt
Bước 4. Cần thảm hoặc bề mặt chống trơn trượt

Mèo của bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu bé được đứng trên một bề mặt bám dính, không trơn trượt. Bạn có thể để cho mèo một chiếc khăn gấp ở đáy bồn hoặc một tấm thảm tắm cao su để chúng không hoảng sợ khi không thể đứng dễ dàng. Sau khi thảm đã vào bồn, hãy dùng vòi hoa sen với mức nước nhẹ và ấm xịt vào phần đuôi rồi tới chân của bé rồi di chuyển từ từ lên người bé.

Nếu không có vòi sen thì bạn đổ khoảng 10 cm nước ấm vào chậu hoặc bồn tắm rồi dùng ca nước nhỏ múc nước ấm xối nhẹ lên chân rồi xối từ từ lên người, sau đó xoa Sữa Tắm lên người bé. Bạn có thể nhờ người trợ giúp đặt mèo vào bồn và giữ mèo trong suốt quá trình tắm để tránh trầy xước.

Lưu ý: Mèo không đổ mồ hôi như con người nên việc tắm nước ấm là việc cần thiết để tránh mèo bị viêm phổi hoặc bị hạ thân nhiệt.

Bước 5. Thử phương pháp xịt nước

Bước 5. Thử phương pháp xịt nước
Bước 5. Thử phương pháp xịt nước

Bé mèo của bạn có thể không thích bước vào chậu nước nên thay vào đó, hãy sử dụng bình xịt cầm tay, bình đựng nước hoặc cốc nhựa để nhẹ nhàng đổ nước lên cơ thể chúng cho đến khi chúng ướt hoàn toàn.

Bước 6. Sử dụng sữa tắm dành cho mèo

Bước 6. Sử dụng sữa tắm dành cho mèo
Bước 6. Sử dụng sữa tắm dành cho mèo

Không sử dụng dầu gội của người để tắm cho mèo của bạn. Chúng sẽ không an toàn nếu mèo liếm phải và có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của các boss. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành riêng cho mèo. Bắt đầu từ cổ mèo và nhẹ nhàng xoa sữa tắm về phía đuôi. Tránh mặt, mắt và tai của các bé nha.

Bước 7. Xả sạch cho mèo

Bước 7. Xả sạch cho mèo
Bước 7. Xả sạch cho mèo

Sau khi đã thoa đều sữa tắm khắp toàn thân cho mèo, bạn bắt đầu rửa sạch sữa tắm bằng nước ấm và sạch. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả xà phòng đã hết sạch và nước tắm đã trong bởi bất cứ thứ gì còn sót lại sẽ được mèo nuốt vào khi chúng tự vệ sinh lại sau đó. Nó cũng có thể gây kích ứng da và hút bụi bẩn.

Bước 8. Làm sạch khuôn mặt mèo

Bước 8. Làm sạch khuôn mặt mèo
Bước 8. Làm sạch khuôn mặt mèo

Nếu bạn cũng cần làm sạch vùng mặt của mèo cưng thì tuyệt đối không đổ nước hoặc sử dụng dầu gội đầu lên đầu vì theo bản năng thì sẽ khiến mèo vị hoảng sợ và giãy mạnh hơn. Thay vào đó, hãy dùng khăn ẩm và ấm để lau cẩn thận. Đặc biệt thận trọng xung quanh mắt và tai của mèo, chúng nhạy cảm và có thể dễ bị tổn thương.

Nếu bạn cần phải làm sạch những vết bẩn mà nước thường không thể làm sạch thì bạn có thể nhỏ một hoặc hai giọt dầu gội dành cho mèo pha loãng lên khăn mặt để loại bỏ vết bẩn khó sạch hoặc nguy hiểm với mèo.

Bước 9. Làm khô triệt để

Bước 9. Làm khô triệt để
Bước 9. Làm khô triệt để

Phần quan trọng nhất khi tắm cho mèo là lau khô người sau khi tắm. Lau khô chúng càng nhanh càng tốt bằng một chiếc khăn lớn và giữ chúng trong phòng ấm cho đến khi chúng khô hoàn toàn và nếu có đèn sưởi cho các boss thì sẽ tốt hơn.

Nếu mèo không sợ máy sấy tóc thì bạn cũng có thể sử dụng và ở cài đặt độ ấm thấp nhất để đẩy nhanh quá trình sấy khô lông. Nếu mèo có bộ lông dài, hãy dành thời gian chải chúng bằng lược răng thưa để tránh bị rối khi khô.

Bước 10. Thưởng cho mèo

Bước 10. Thưởng cho mèo
Bước 10. Thưởng cho mèo

Sau khi tắm xong, hãy nhớ thưởng cho mèo vì chúng đã chịu hợp tác khi tắm. Những món quà, lời khen ngợi và giờ chơi sau đó có thể giúp mèo nghĩ thời gian tắm không đáng sợ như boss nghĩ và sau khi tắm sạch còn được thưởng đồ ăn mình thích từ đó khiến boss dễ dàng hợp tác cho những lần tắm sau đó.

Những lưu ý khi tắm cho mèo

Tắm cho mèo không đơn giản như tắm cho chó, vì đa số mèo không thích nước. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tắm cho mèo để đảm bảo an toàn và giảm căng thẳng cho chúng:

Chuẩn bị trước khi tắm

Chuẩn bị trước khi tắm
Chuẩn bị trước khi tắm
  • Chải lông trước: Gỡ rối và loại bỏ lông rụng giúp tắm dễ dàng hơn.
  • Cắt móng: Tránh mèo cào nếu chúng hoảng sợ.
  • Dùng nước ấm: Nhiệt độ nước khoảng 37 – 39°C là lý tưởng.
  • Sử dụng dầu gội chuyên dụng: Không dùng dầu gội của người vì có thể gây kích ứng da mèo.

Trong khi tắm

Trong khi tắm
Trong khi tắm
  • Giữ bình tĩnh: Nói chuyện nhẹ nhàng để mèo bớt hoảng sợ.
  • Tránh làm ướt đầu: Chỉ lau đầu bằng khăn ướt, vì nước vào tai có thể gây viêm nhiễm.
  • Dội nước nhẹ nhàng: Dùng ca nước hoặc vòi xịt áp lực thấp, tránh xịt trực tiếp vào mặt.
  • Tắm nhanh nhưng kỹ: Không kéo dài quá 5 – 10 phút để mèo không bị căng thẳng.

Sau khi tắm

Sau khi tắm
Sau khi tắm
  • Lau khô ngay lập tức: Dùng khăn mềm thấm nước trước khi sấy.
  • Sử dụng máy sấy ở chế độ nhẹ: Một số mèo sợ tiếng máy sấy, nếu vậy hãy để mèo tự khô trong phòng ấm.
  • Thưởng đồ ăn hoặc vuốt ve: Giúp mèo có trải nghiệm tốt hơn với việc tắm.

Lưu ý quan trọng: Không tắm cho mèo quá thường xuyên! Chỉ nên tắm 1 – 2 tháng/lần hoặc khi mèo quá bẩn (dính dầu, bùn, hóa chất…).

Qua bài viết của Pet Wow, hy vọng rằng bạn đã có thêm những tips tắm mèo hiệu quả để giúp bé cưng vượt qua nỗi sợ nước một cách nhẹ nhàng. Chỉ cần một chút kiên nhẫn và áp dụng đúng cách, việc tắm mèo tại nhà sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng như ở spa chuyên nghiệp. Đừng quên tạo trải nghiệm tích cực để mèo con dần quen với nước và cảm thấy thoải mái hơn mỗi lần tắm nhé!

PET WOW – DỊCH VỤ SPA THÚ CƯNG UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

  • Pet Shop & Spa Thú Cưng: 294 Lê Quang Định, Phường 11, Bình Thạnh.
  • Văn Phòng: 209/1 Quốc Lộ 13, Phường 26, Bình Thạnh
  • Hotline: 0969 692 424
  • Email: vuongquoccho@gmail.com
  • Websitehttps://petwow.vn/

Xem thêm: 8 Loại Thức Ăn An Toàn Cho Mèo Và Cách Chọn Thức Ăn Cho Mèo [2025]

Bài viết liên quan